Nên Uống Gì Để Lợi Sữa

Nên Uống Gì Để Mẹ Bỉm Sữa Lợi Sữa Sau Khi Sanh


Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và nếu mẹ có ý muốn nuôi con bằng sữa mẹ thì đừng bỏ qua các thức uống lợi sữa cực kỳ hiệu quả dưới đây nhé!

1. Nước Trà Vằng:

Nghiên cứu dược lý cho thấy chè vằng có tác dụng kháng khuẩn, nhanh lành vết thương, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, có tác dụng với bệnh nhân thiếu máu, vàng da. Đối với các sản phụ thì chè vằng còn được biết đến như một dược liệu giúp lợi sữa, phục hồi sau khi sinh, cho làn da hồng hào hơn. Các mẹ dùng 1 - 2 năm chè vằng khô, rửa sạch cho vào nồi đun sôi. Có thể uống thay nước hằng ngày, đối với chị em mới sinh nên uống khi nước còn đang nóng thì tốt hơn, nên các mẹ có thể nấu xong rồi cho vào bình thuỷ để dùng dần.

2. Nước 5 Loại Đậu Pha:

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các loại hỗn hợp 5 loại bột đậu (Đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng) để pha nước uống.

5 Loai Gao

Nếu muốn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các mẹ có thể tự rang sơ và xay nhỏ các loại đậu rồi cho vào lọ kính để sử dụng dần.

Mỗi tối lấy 1 - 2 nắm tay đậu đã rang cho vào bình giữ nhiệt (Bình thuỷ), cho khoảng 1,5 lít nước sôi vào. Sáng hôm sau là có thể uống, dùng hết bình cho cả ngày, tối lại ủ bình khác.

3. Nước Lá Rau Ngót:

Nếu rau ngọt bị cấm trong thai kỳ 3 tháng đầu và những tháng gần cuối, sau sinh cho con bú là khuyến khích mẹ nên dùng loại rau này. Rau ngót có chứa nhiều dưỡng chất như Protein, Canxi, Phốt pho, Sắt, Vitamin A, B và C vì thế nước rau ngót rất tốt cho các bà mẹ sau sinh.

Nước rau ngót là một trong những nước uống quen thuộc giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này bắt nguồn từ những tác động nội tiết tố của các hợp chất hoá hoạc Sterols có tính chất Estrogen trong rau ngót.

Các mẹ có thể uống nước lá rau ngót hằng ngày hoặc ăn canh rau ngót điều này giúp mẹ cải thiện được lượng sữa đáng kể.

4. Nước Lá Đinh Lăng:

Lá đinh lăng cũng là loại nước giúp lợi sữa. Hằng ngày mua lá đinh lăng, rửa sạch rồi cho vào nước (Đổ nước ngập lá) đun sôi sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm.

Nếu chưa uống ngay mà nước bị nguội thì khi uống phải hâm nóng, không nên uống lạnh.

5. Sữa Nóng:

Chẳng cần sữa nhập ngoại hay đắt tiền, mẹ chỉ cần uống một cốc sữa đặc nóng trước khi cho con bú khoảng 15 - 20 phút, lượng sữa tiết ra nhanh chóng.

Sua Nong

Uống sữa nóng sau sinh không chỉ lợi sữa mà còn giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể mẹ hồi phục nhanh hơn.

6. Sữa Gạo Lứt:

Gạo lứt không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà con giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Nước gạo lứt rang giúp các mẹ sau sinh thơm sữa, và sữa về nhiều hơn.

Trong gạo lứt còn nguyên vỏ có chứa nhiều các Vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và các khoáng chất như Canxi, Sắt, Magiê, Selen, Gluththion (GSH), Kali và Natri tốt cho sự phát triển của bé.

7. Nước Rau Má:

Rau má là một loại rau thông dụng có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, rau má còn là một loại thảo dược có tính bổ dưỡng rất cao, nhiều khoáng chất, chất chống Oxy hoá, ... Rau má cũng có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hào, trẻ lâu. Các mẹ có thể nấu nước rau má uống hằng ngày, nên phơi khô rau má để bảo quản được lâu và dùng dần. Hoặc có thể dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn, ...

8. Nước Nụ Hoặc Lá Vối:

Đây là thức uống khá phổ biến ở các vùng Bắc Bộ. Loại nước này giúp cơ thể giải nhiệt, thanh lọc gan, hơn nữa lại có tác dụng kích thích sữa ở mẹ sau sinh. Có thể uống nước nụ hoặc lá vối khi đã phơi khô hoặc còn tươi.

9. Nước Lá Thìa Là:

Thìa là thưởng chỉ dùng để làm gia vị trong nhiều món ăn. Thế nhưng với phụ nữ đang cho con bú thì lá thìa là còn có tác dụng giúp cho nguồn sữa trở nên dồi dào. Mẹ có thể nấu canh thìa là với thịt nạt, cà chua hoặc đun nấu nước hạt thìa là để uống.

La Thi La

Có thể loại nước uống này sẽ hơi khó uống vì mùi và hương vị đặc trưng của thìa là. Tuy nhiên, nếu chịu khó uống khoảng 10 phút trước khi cho con bú, mẹ sẽ cảm nhận sữa về dồi dào hơn trong thấy. Thực hiện: Mua hạt hoặc lá về rửa sạch, hãm trong 10 phút như hãm trà, sau đó uống khi còn ấm.

10. Nước Lá Mít:

Lá mít thường không được dùng làm thực phẩm nhưng với mẹ bầu nước lá mít lại là thức uống tốt cho bầu sữa. Mẹ nên uống nước lá mít mỗi ngày để lượng sữa được cải thiện rõ rệt.

Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30 - 40 gram/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hoà can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bí ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3 - 5 ngày.

11. Sữa Gạo Hạt Sen:

Hỗn hột gạo tẻ, gạo nếp, hạt sen và một ít đậu (Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, ...) được nấu nhừ với nhau để lấy nước uống thì rất tốt cho sữa mẹ.

Sua Gao Truyen Thong

Lưu ý: Để nấu được nước uống thì thành phần gạo trong hỗn hợp chỉ chiếm một lượng rất nhỏ thôi.

12. Nước Đậu Đỏ:

Nếu mẹ uống nước đậu đỏ liên tục trong 3 ngày, các tuyến sữa sẽ hoạt động tốt và cung cấp nguồn sữa phong phú cho bé.

13. Sữa Mè Đen:

Những thức uống giúp mẹ nhiều sữa. Mè đen và lá tằm khô xay nhuyễn trộn thêm một ít đường hoà tan với nước sôi sau 10 phút thì mẹ có thể dùng được. Với những mẹ bầu thiếu sữa chỉ cần dùng 4 ngày là lượng sữa sẽ nhiều lên đáng kể.

Ngoài ra với mè đen mẹ cũng có thể làm muối mè đề ăn cũng có lợi ích giống như vậy.

14. Nước Lọc Ấm:

Ngoài những loại nước trên, một qui tắc "Bất di bất dịch" mẹ phải nhớ trong suốt thời gian cho con bú là uống nhiều nước lọc. Sản phụ được khuyên nên uống từ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày. Mẹ cho con bú nên uống nước ấm và cần uống 1 ly nước ấm trước khi cho con bú sẽ giúp kích thích sẽ nhanh về và về nhiều.

Ngoài ra, mẹ còn có thể bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sữa mẹ như cháo móng giò, chân dê, đu đủ xanh, rau ngót, rau khoai lang, quả sung, hạt bí, cốm lợi sữa, ...

Lưu ý: Các mẹ nên kết hợp song song 2 - 3 cách để có kết quả nhanh hơn.

Tổng hợp
Sua-Gao-Bo-Cong-Anh